Ưu điểm của FOBS Fractional Orbital Bombardment System

Liên Xô nhận thấy FOBS có nhiều ưu điểm chiến lược so với phương pháp phóng đầu đạn thông thường:

  • Hệ thống FOBS có tầm bắn không hạn chế.[3][23][2]
  • Hệ thống FOBS cho phép Liên Xô có khả năng tấn công từ mọi hướng.[2][3][23][24] Ví dụ, Liên Xô có thể tấn công Mỹ bằng cách phóng tên lửa qua Bắc Cực hoặc Nam Cực; về mặt kỹ thuật, có thể tiến hành cả 2 cách thức này đồng thời.
  • Hệ thống FOBS giúp cho đầu đạn tên lửa ICBM tránh bị phát hiện bởi hệ thống radar cảnh báo sớm. Lợi thế này của FOBS có được nhờ hai yếu tố:(1) tên lửa có khả năng bay đến mục tiêu từ mọi hướng, như đã nói ở trên, và (2) là tên lửa bay ở quỹ đạo rất thấp. Đối với ý thứ nhất, nó dựa trên một thực tế là hệ thống radar cảnh báo sớm của Mỹ vào thời điểm những năm 1960s, 1970 là Ballistic Missile Early Warning System (BMEWS). Hệ thống BMEWS được xây dựng với tiêu chí phát hiện các đầu đạn tên lửa ICBM thâm nhập từ Bắc Cực (nó có ba trạm radar cảnh báo đặt tại Alaska, Greenland, và Vương Quốc Anh the United Kingdom) do đó sẽ không có khả năng phát hiện các đầu đạn tên lửa bắn tới từ phía Nam Cực.[3][25][22][2] Điểm thứ hai là tên lửa có FOBS có khả năng bay sát với bề mặt Trái đất; với điểm cao nhất trên quỹ đạo là 125 dặm (200 km), và điểm thấp nhất trên quỹ đạo là dưới 100 dặm (160 km) trên mực nước biển (xem thêm Củng điểm quỹ đạo).[25][4][23] Hệ thống radar cảnh báo sớm BMEWS của Mỹ được thiết kế chỉ có khả năng phát hiện các đầu đạn tên lửa bay ở độ cao từ vài trăm đến 1000 dặm (1600 km), nó không thể phát hiện các đầu đạn bay ở độ cao quỹ đạo thấp như FOBS.[25][26] Do đó Liên Xô phát triển hệ thống FOBS nhằm hạn chế tối đa khả năng đối phó phòng thủ.[24][26][23]
  • Hệ thống FOBS giúp che giấu mục tiêu thực sự của đầu đạn cho đến khi tải trọng chứa đầu đạn bắt đầu tách khỏi quỹ đạo.[25][2] Về lý thuyết, hệ thống FOBS có khả năng duy trì vài vòng quỹ đạo quanh Trái đất, do nó bay ở độ cao thấp nhưng nó có khả năng tách khoang chứa đầu đạn ở bất kỳ điểm nào trên đường bay.[27]
  • Thời gian bay của FOBS là ngắn hơn so với ICBM thông thường.[2] Tên lửa ICBM trang bị FOBS có khả năng chạm tới mục tiêu trước khoảng 10 phút so với ICBM thông thường.[25]
  • Mục tiêu của việc phát triển FOBS là nhằm vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.[2]Một mặt, hệ thống FOBS được Liên Xô sử dụng nhằm tăng độ hiệu quả trong răn đe hạt nhân bằng tên lửa ICBM, bằng cách tấn công trước tiên là các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.[17] ICBM trang bị hệ thống FOBS không bị tiêu diệt bởi hệ thống phòng thủ, khi đó, chỉ cần một vài tên lửa mang FOBS cũng có thể đảm bảo đòn tấn công hạt nhân. Cuối năm 1967, các nhà thiết kế vũ khí người Mỹ mới có thể phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa chống lại hệ thống FOBS của Liên Xô.[28][25]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Fractional Orbital Bombardment System https://astronomy.com/news/2021/11/how-does-chinas... https://web.archive.org/web/20170123122817/https:/... https://www.cia.gov/library/readingroom/docs/DOC_0... https://web.archive.org/web/20160921221754/https:/... https://www.cia.gov/library/readingroom/docs/DOC_0... https://library.cqpress.com/cqalmanac/ https://www.psqonline.org/article.cfm?IDArticle=12... https://2009-2017.state.gov/t/isn/5195.htm https://fas.org/nuke/guide/russia/icbm/gr-1.htm https://fas.org/nuke/guide/russia/icbm/r-36o.htm